Hòa chung xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, Việt Nam đã cho ra đời rất nhiều phần mềm máy tính để phục vụ cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, tác giả của phần mềm cũng cần quan tâm đến việc bảo hộ phần mềm máy tính của mình để ngăn chặn các tranh chấp phát sinh trong tương lai.
* Bảo vệ bản quyền phim nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam
* Vi phạm bản quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?
* Thủ tục đăng ký bản quyền đối với quyền liên quan
* Những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Pháp luật
Trong phạm vi bài viết này, NAM PHÁT xin được gửi tới quý khách thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính.
1. Bảo hộ phần mềm máy tính
– Phần mềm máy tính được quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
– Trên cơ sở việc đăng ký bảo hộ máy tính dựa trên đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì quá trình đăng ký có những đặc điểm sau:
– Quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu phần mềm máy tính được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính của mình.
– Điều kiện để bảo hộ: tính nguyên gốc và tính sáng tạo;
– Được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần bắt buộc phải thực hiện bất cứ thủ tục nào;
– Không mang tính tuyệt đối, đối với các phần mềm được công bố và không cấm sao chụp thì các tổ chức, cá nhân khác được phép sao chụp không nhằm mục đích kinh doanh và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu.
– Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Xem thêm Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính
– Chủ sở hữu, tác giả có thể gửi hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính, quý khách
Xem thêm Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả: Hồ sơ, trình tự thủ tục mới nhất
3. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính
– Tuy rằng việc bảo hộ phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là thủ tục rất quan trọng để chứng minh quyền sở hữu của tác giả, chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.
– Quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu sẽ được luật pháp bảo vệ, giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
* Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu
* Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
* Những khó khăn khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
* Phân biệt các loại nhãn hiệu
Trên đây là bài tư vấn của NAM PHÁT đối với thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính. Quý khách muốn biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.